Tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở Đế quốc Nhật Bản
Tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở Đế quốc Nhật Bản

Tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở Đế quốc Nhật Bản

Tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở Đế quốc Nhật Bản xuất hiện trong thời kì Minh Trị (1868–1912) với sự phát triển của hàng loạt đảng phái chính trị tương đối ngắn trong đầu thời kì Chiêu Hoà. Các đảng cánh tả, dù ủng hộ chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Marx hay chủ nghĩa trọng nông, đều kích động sự thù địch từ các đảng chính trị chính thống, giới đầu sỏ và cả quân đội Nhật, và nhiều đảng đã bị cấm hoạt động hoặc phải hoạt động ngầm ngay sau khi thành lập. Mặc dù đôi khi cũng giành được một ghế trong hạ viện của Quốc hội, các đảng xã hội chủ nghĩa cánh tả đóng rất ít vai trò trong chính phủ của Đế quốc.